Tiêu chẩn đo lường TCVN 4988–89 (cân không tự động)

TCVN-4988-89-Can-khong-tu-dong
Tiêu chẩn đo lường cân không tự động TCVN 4988 -89

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

                                                                                                                        Nhóm Q

CÂN KHÔNG TỰ ĐỘNG

Yêu cầu đo lường

TCVN

4988 – 89

Non – automatic Weighing Machines Metrological

Requirements

  

Có hiệu lực từ 1 – 1 – 1991

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đo lường đối với các loại cân không tự động có giá trị phân độ kiểm không nhỏ hơn 1mg.

Tiêu chuẩn này thay thế cho các yêu cầu đo lường trong các TCVN 1967 – 77, 1968 – 77, 1969 – 77, 1970 – 77, 1983 – 77, 2647 – 78, 3159 – 79.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 5639 – 86 và kiến nghị số 3 của tổ chức đo lường hợp pháp quốc tế (OIML).

1 - Ghi khắc:

Giá trị phân độ d (nếu có) của cân phải bằng 1.10k hoặc 2.10k hoặc 5.10k trong đó k là các số nguyên dương hoặc âm, hoặc “0”.

2 - Cấp chính xác:

2.1. Cân phải được chế tạo theo 4 cấp chính xác quy định ở bảng 1 về giá trị phân độ kiểm, số lượng phân độ kiểm và mức cân nhỏ nhất tương ứng.

Bảng 1

Cấp chính xác

Tên gọi cấp chính xác (*)

Ký hiệu

Giá trị phân độ kiểm e g

Số lượng phân độ kiểm

n= Max/e

Mức

cân nhỏ nhất Min

Nhỏ nhất

Lớn nhất

1

Đặc biệt

I(**)

0,001 ≤ e

50.000

Không hạn chế

100e

2

Cao

II

0,001 e 0,05

0,1 e

100

5.000

100.000

100.000

20e

       50e

3

Trung bình

III

0,01 ≤e ≤2

5 ≤ e

100

500

10.000

10.000

20e

       20e

4

Thường

IIII

5≤e

100

1.000

10e

2.2. Giá trị phân độ kiểm e được xác đinh theo bảng 2.

Bảng 2

Loại cân

Giá trị phân độ kiểm

Thang phân độ không có cơ cấu chỉ thị phụ

 

e = d

     Thang phân độ có cơ cấu chỉ thị phụ (giá trị phân độ của cơ cấu chỉ thị phụ là d)

e phải thỏa mãn: d < e    10d

e = 10k kg trong đó k là số nguyên dương hoặc âm hoặc bằng “0”

     Không có thang độ phân

E do nhà chế tạo cân ấn định và phải phù hợp với tiêu chuẩn này.

Chú thích:

(*) Cấp chính xác đặc biệt dùng các phép cân đòi hỏi độ chính xác đặc biệt cao (nghiên cứu khoa học, kiểm định chuẩn).

Cấp chính xác cao dùng trong các phép cân phân tích và dùng để cân kim loại quý, đá quý.

Cấp chính xác trung bình dùng trong thương nghiệp.

Cấp chính xác thường dung trong gia đình và có thể dùng trong thương nghiệp đối với những mặt hàng giá trị thấp.

(**) Đường bao là hình ô van hoặc hai đoạn thẳng song song nối với nhau bằng nửa đường tròn.

3 -  Giới hạn sai số cho phép:

3.1. Giới hạn sai số cho phép khi kiểm định ban đầu được quy định trong bảng 3.

Bảng 3:

Giới hạn sai số cho phép

Đối với mức cân m tính theo e

     Cấp 1

       Cấp 2

Cấp 3

        Cấp 4

± 0,5e

0 m 50.000

0 ≤  m ≤  5.000

0 ≤  m  ≤  500

0 ≤  m ≤ 50

± 1e

50.000 < m ≤ 200.000

5.000 < m ≤ 20.000

500 < m ≤  2.000

 50 < m ≤ 200

± 1,5e

200.000 < m

20.000 < m ≤ 100.000

2.000 < m ≤ 10.000

200 < m ≤ 1.000

3.2. Giới hạn sai số cho phép khi kiểm định định kỳ bằng hai lần lần giới hạn sai số cho phép khi kiểm định ban đầu.

3.3. Đối với cùng một tải trọng, chênh lệch giữa các số chỉ của các cơ cấu chỉ thị khác nhau trên cùng một cân không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tại mức cân ứng với tải trọng đó.

3.4. Khi đặt cùng một tải trọng ở các vị trí khác nhau trên bộ phận tiếp nhận tải, chênh lệch giữa các số chỉ ứng với các vị trí ấy không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tại mức cân ứng với tải trọng đó.

3.5. Ở cân có cơ cấu bằng bì có thang phân độ, chênh lệch giữa kết quả cân cùng một tải trọng theo thang phân độ của cơ cấu cân bằng bì và theo chỉ thị của cân không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tại mức cân ứng với tải trọng đó.

4 - Độ lặp lại:

Chênh lệch giữa các kết quả nhiều lần cân cùng một tải trọng (kể cả theo chiều tăng tải và theo chiều giảm tải) không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tại mức cân đó.

5 - Độ động:

5.1. Đối với cân không tự chỉ thị:

Khi cân đang ở trạng thái thăng bằng có tải hoặc không tải, đặt thêm hoặc rút bớt ra khỏi cân một gia trọng bằng 4/10 giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép ở mức cân có tải hoặc không tải đó, kim chỉ thị phải dịch chuyển một cách rõ rệt (mắt thường quan sát được).

5.2. Đối với cân tự chỉ thị hoặc bán tự chỉ thị:

5.2.1. Chỉ thị liên tục:

Khi cân cân đang ở trạng thái thăng bằng có tải hoặc không tải, đặt thêm hoặc rút bớt ra khỏi cân một gia trọng bằng giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép ở mức cân có tải hoặc không tải đó, kim chỉ phải dịch chuyển không ít hơn 7/10 giá trị gia trọng.

5.2.2. Chỉ thị hiện số:

Khi cân đang ở trạng thái thăng bằng có tải hoặc không tải đặt thêm hoặc rút bớt ra khỏi cân một gia trọng không lớn hơn ¼ giá trị phân độ, số chỉ ban đầu của cân phải thay đổi.

6 - Độ nhạy:

6.1. Đối với cân không tự chỉ thị:

Khi cân đang ở trạng thái thăng bằng có tải hoặc không tải đặt thêm lên cân một gia trọng bằng giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép ở mức cân có tải hoặc không tải đó, kim chỉ phải dịch chuyển không nhở hơn:

1mm đối với cân cấp 1 và 2;

2mm đối với cân cấp 3 và 4 có mức cân lớn nhất không lớn hơn 30kg ;

3mm đối với cân cấp 3 và 4 có mức cân lớn nhất lớn hơn 30kg.

6.2. Đối với cân tự chỉ thị liên tục hoặc bán tự chỉ thị liên tục, khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vạch chia liên tiếp phải bằng:

- Đối với cân cấp 1 và 2:

1mm cho chỉ thị chính;

0,25mm cho cơ cấu chỉ thị phụ.

- Đối với can cấp 3 và 4:

1,25mm cho chị thị đồng hồ ;

1,75 cho chỉ thị quang học.

7 - Yêu cầu về giới hạn thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.

7.1. Nếu trên cân không ghi nhiệt độ làm việc thì cân phải thỏa mãn các yêu cầu đo lường trong phạm vi nhiệt độ từ:

-100C đến + 400C

7.2. Đối với những cân có ghi rõ phạm vi nhiệt độ làm việc đặc biệt thì trong phạm vi nhiệt độ ấy, cân phải thỏa mãn các yêu cầu về đo lường.

Khoảng phạm vi nhiệt độ đó không được nhỏ hơn:

50C đối với cân cấp 1;

150C đối với cân cấp 2;

300C đối với cân cấp 3 và 4.

7.3. Chỉ thị “0” không được thay đổi quá một giá trị phân độ kiểm e khi nhiệt độ môi trường thay đổi 10C đối với cân cấp 1 và 50C đối với các loại cân khác.

8 - Các yêu cầu đối với chỉ thị của cân khi có ảnh hưởng của các yếu tố khác:

8.1. Ở cân cấp 3 và 4, khi bị đặt nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc bằng 2/1.000, chỉ thị của cân không tải được thay đổi quá hai giá trị phân độ kiểm.

8.2. Ở cân cấp 2, 3 và 4, nếu tại vị trí đặt nghiêng, cân đã được điều chỉnh thằng bằng cân “0”, thì chỉ thị của cân có tải (ở mức tự chỉ thị lớn nhất và ở mức cân lớn nhất) không được thay đổi quá một giá trị phân độ kiểm, khi góc nghiêng bằng:

1/1.000 đối với cân cấp 2:

2/1.000 đối với cân cấp 3 và 4:

8.3. Dưới tác dụng của tải trọng đặt lưu trên bộ phận tiếp nhận tải, cân cấp 2, 3 và 4 phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Trước và sau khi lưu một tải bất kỳ trên cân trong thời gian nửa giờ, chỉ thị “0” không được thay đổi quá 0,5 giá trị phân độ kiểm.

- Trong suốt khoảng thời gian 4 giờ lưu một tải bất kỳ trên bộ phận tiếp nhận tải, biến động số chỉ của cân không được vượt quá giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép đối với mức cân ứng với tải trọng đó.

- Cân dùng nguồn điện phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu đo lường khi nguồn cung cấp thay đổi:

Từ - 15% đến + 10% điện áp danh định;

 ± 2% tần số danh định.

9 - Các yêu cầu đối với cân có nhiều phạm vi đo:

9.1. Đối với cân có nhiều phạm vi đo, giá trị phân độ kiểm ei, mức cân nhỏ nhất Mini, số lượng phân độ kiểm ni ở mỗi phạm vi đo phải thỏa mãn yêu cầu nêu trong bảng 1.

9.2. Mức cân lớn nhất của mỗi phạm vi đo Maxi phải thỏa mãn yêu cầu nêu trong bảng 4

Cấp chính xác

1

2

3

4

Maxi/ei + 1

≥ 50.000

≥ 5.000

≥ 500

≥ 50

9.3 Giới hạn sai số cho phép ở một mức cân bất kỳ nằm trong một phạm vi đo phải phù hợp với yêu cầu nêu ở mục 3 ứng với giá trị phân độ kiểm của phạm vi đo đó.

---------------------------------------------------

Cas Việt Nam

Author & Editor

Has laoreet percipitur ad. Vide interesset in mei, no his legimus verterem. Et nostrum imperdiet appellantur usu, mnesarchum referrentur id vim.